Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, nhưng có sự chệnh lệch đáng kể giữa khu vực miền núi so với thành phố và đồng bằng. Nghiên cứu này được thực hiện tại Na Rì, một huyện nghèo vùng sâu của tỉnh Bắc Kạn, nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ và vị thành niên (VTN) về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục (SKTD), từ đó xác định các chiến lược can thiệp phù hợp.

Đây là nghiên cứu cắt ngang sử dụng phiếu phỏng vấn định lượng cho 2391 cha mẹ vị thành niên, thanh niên lứa tuổi từ 13 đến 20 với mục tiêu: 1. Mô tả sự gắn kết giữa cha mẹ với vị thành niên, thanh niên trên các khía cạnh: sự quan tâm gần gũi, sự giám sát, trao đổi và sự hỗ trợ của cha mẹ với vị thành niên, thanh niên; 2. Xác định mối liên quan giữa sự gắn kết của cha mẹ với vị thành niên, thanh niên với sức khỏe, hành vi sức khỏe của vị thành niên, thanh niên; 3. Xác định sự khác biệt của sự gắn kết giữa người cha với vị thành niên, thanh niên; 4.