Tóm tắt: 

 

1. Các kết quả nổi bật của nghiên cứu

1.1. Kết quả nghiên cứu mô tả điều tra thực trạng VGB nghề nghiệp và công tác CSSK cho NVYT

Kết quả nghiên cứu thông qua thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan có chức năng quản lý CSSK cho người lao động nói chung và cho NVYT nói riêng tại 64 tỉnh/thành phố trên cả nước nhằm mô tả công tác khám, phát hiện, giám định bệnh VGB nghề nghiệp và thực trạng bệnh VGB nghề nghiệp được quản lý trong ngành y tế từ 2002 đến quý III năm 2007”.

Kết quả cho thấy hơn 80 % tỉnh/ thành phố chưa từng thực hiện thu thập và quản lý thông tin về SKNN của NVYT tại địa phương nói chung và của bệnh VGB nghề nghiệp nói riêng. 66,7% các tỉnh/ thành phố đến nay vẫn chưa quản lý được thông tin về tình hình khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, BNN nói chung và VGBNN nói riêng của NVYT.

Những số liệu của nghiên cứu mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng mắc VGB nghề nghiệp trong NVYT. Cho đến nay rất nhiều địa phương chưa thực hiện quản lý BNN và nhiều cơ sở ở cả ba miền trong nước chưa tổ chức khám sức khỏe và khám BNN cho NVYT nói chung và VGB nói riêng. Chỉ có 19,6% tỉnh/thành phố (10/51) có thông tin QL VGBNN của NVYT. Trong đó:

-         7/10 tỉnh/thành phố có số liệu về phơi nhiễm, tuy nhiên chỉ tính được tỷ lệ PN của 3 tỉnh/thành phố (có 42,5% NVYT tại 3 tỉnh/thành phố này có PN với HBV).

-         7/10 tỉnh/thành phố có số liệu về khám phát hiện VGB, trong đó có 63,3% NVYT được khám phát hiện BNN / tổng NVYT bị phơi nhiễm.

-         7/10 tỉnh/thành phố có xét nghiệm HbsAg cho NVYT với kết quả là 318 trường hợp HBsAg(+). Tỷ lệ HbsAg(+) của 6 tỉnh/thành phố là 6,4%.

-         7/10 tỉnh có báo cáo giám định VGBNN cho NVYT với tổng số 94 trường hợp. Tỷ lệ mắc VGBNN trên tổng số trường hợp được giám định  là 62,76% và tỷ lệ NVYT mắc VGBNN trên tổng số được khám phát hiện là 22,7%.

-         Có 4/10 tỉnh/thành phố có báo cáo thực hiện chế độ bảo hiểm cho NVYT mắc VGBNN, trong đó có 80,9% NVYT mắc VGBNN được BH.

1.2. Kết quả nghiên cứu bệnh – chứng tìm hiểu yếu tố liên quan

Cấu phần nghiên cứu bệnh – chứng được thực hiện nhằm trả lời mục tiêu 2 là “Xác định một số yếu tố liên quan tới mắc viêm gan B nghề nghiệp trong NVYT”. Trong thiết kế nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu (chọn ca bệnh/chứng theo tỷ lệ 1/3) và tiến hành điều tra (phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn) tại 13 CSYT tại Hà Nội (2 BV là BV Việt Đức và BV E) và Nam Định (11 BV và TTYTDP huyện). Tổng cộng có 232 đối tượng trả lời phỏng vấn trong đó có 63 ca bệnh (15 tại Hà Nội và 48 tại Nam Định) và 169 ca chứng (45 tại Hà Nội và 154 tại Nam Định). Nghiên cứu đã tìm ra được một số yếu tố liên quan như sau:

1.     NVYT có tiếp xúc với số lượng bệnh nhân lớn hơn 30 người một ngày có nguy cơ bị VGB nghề nghiệp cao gấp 2 lần (OR=2 KTC95%: 1,1-3,8) so với NVYT tiếp xúc với < 30 bệnh nhân, (p=0,019).

2.      NVYT đã từng bị thương do vật sắc nhọn trong quá trình làm việc chiếm tỷ lệ khá cao (96,8% ở nhóm bệnh và 88,2% ở nhóm chứng), những người đã từng bị tổn thương do vật sắc nhọn có nguy cơ VGB nghề nghiệp cao gấp 4.1 lần (OR= 4,1 KTC95%:1,2-37) so với những người chưa từng bị tổn thương, (p=0,045).

3.       NVYT đã từng có phơi nhiễm với máu dịch bệnh nhân VGB có nguy cơ bị VGB cao gấp 3,2 lần (OR=3,2 KTC95%:1,3-9,8) so với những người chưa từng bị văng bắn máu dịch của bệnh nhân VGB, (p=0,008).

4.       NVYT bị tổn thương vào ban đêm có nguy cơ bị VGB nghề nghiệp gấp 2,7 lần (OR=2,7 KTC95%: 1,1-7,4) so với người thường bị tổn thương vào ban ngày, (p=0,027).

5.       NVYT thường bị tổn thương rách da chảy máu có nguy cơ VGB nghề nghiệp cao gấp 3,1 lần (OR=3,1 KTC95%=1,3-9,5) so với những người không bị, (p=0,01). Những người bị tổn thương do rách da/chảy máu có nguy cơ mắc bệnh VGB nghề nghiệp cao hơn gấp 2,5 lần so với người chỉ bị trợt da trong quá trình làm việc, (p = 0,134).

6.       NVYT bị văng bắn máu/dịch của BN VGB không có xử lý ngay có nguy cơ mắc VGBNN cao gấp 3,4 lần (OR=3,4 KTC95%:1,8-6,7) so với NVYT có xử lý ngay, (p=0,0001).

Riêng yếu tố Thực hành xử trí ban đầu với tổn thương do vật sắc nhọn, tuy kết quả cho thấy NVYT sau khi bị tổn thương không xử lý ngay lập tức có nguy cơ bị mắc VGB nghề nghiệp cao gấp 1,5 lần so với những người thường có xử lý ngay lập tức, song mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. 

Cấp quản lý:

Đơn vị chủ trì:

Lĩnh vực nghiên cứu:

Trạng thái: 
Kết thúc
Ngày bắt đầu: 
Tháng 11, 2007
Ngày kết thúc: 
Tháng 3, 2008