Tóm tắt: 
Người khuyết tật (NKT) chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể. Ngoài những nhu cầu giống như người không bị khuyết tật, NKT còn có những nhu cầu đặc biệt về chăm sóc y tế và phục hồi chức năng; tỷ lệ NKT cần có dịch vụ phục hồi chức năng ngày càng tăng. Cung cấp dịch vụ y tế và phục hồi chức năng cho NKT có thể chia làm ba hình thức: Phục hồi chức năng dựa vào các trung tâm, phục hồi chức năng ngoại viện và phục hồi chức năng dịch vụ cộng đồng. Hoạt động khám, điều trị, phục hồi chức năng tại viện: Hầu hết các bệnh hay gặp nhất là các bệnh lý gây khó khăn về vận động, các bệnh nhiều hơn khuyết tật. Số giường kế hoạch, số giường thực kê, tổng số lượt khám bệnh, số người tới điều dưỡng và tổng số ngày điều trị nội trú năm sau cao hơn năm trước. Tham gia phục hồi chức năng dịch vụ cộng đồng: 30/35 bệnh viện đã và đang tham gia triển khai phục hồi chức năng dịch vụ cộng đồng. Diện bao phủ của chương trình hiện nay là 57% số huyện và 41% số xã; kinh phí cho chương trình thấp. Kết quả phục hồi: 20% NKT hòa nhập xã hội và 43% có tiến bộ. Tuy vậy, sự tham gia của các bệnh viện còn hạn chế. Hoạt động phục hồi chức năng ngoại viện, chỉ đạo tuyến, phòng ngừa khuyết tật: các bệnh viện có triển khai hoạt động này, trong đó công tác truyền thông phòng ngừa khuyết tật của các bệnh viện chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Các khó khăn của các bệnh viện trong việc thực hiện nhiệm vụ: Thiếu giường bệnh nội trú gây quá tải bệnh viện. Thiếu mạng lưới các khoa Y học dân tộc - Phục hồi chức năng ở các bệnh viện huyện gây khó khăn chocong tác chỉ đạo tuyến. Nhân lực các bệnh viện thiếu, trình độ quản lý và chuyên môn chưa cao. Việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế. Kinh phí cho phục hồi chức năng ngoại viện, phục hồi cức năng dịch vụ cộng đồng, kinh phí cho một giường bệnh/năm bình quân còn thấp Các bệnh viện cần có biện pháp nhằm tăng số NKT tại cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ của bệnh viện, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng ngừa khuyết tật, dành nguồn lực thích đáng cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý và chuyên môn, phát huy tính chủ động trong việc cải thiện tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị của bệnh viện Các cơ sở y tế cần có biện pháp hỗ trợ các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tăng tỷ lệ số nhân viên/giường bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí; xây dựng mạng lưới các khoa Y học dân tộc - Phục hồi chức năng tại các bệnh viện huyện theo đúng quy định của Bộ Y tế Bộ y tế cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của phục hồi chức năng, chức nằng và nhiệm vụ của các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng nhằm tăng số NKT được tiếp cận các dịch vụ của bệnh viện. Kiểm tra, đôn đốc việc hình thành và phát triển mạng lưới các khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng tại các bệnh viện huyện. Cần có nghiên cứu chi tiết hơn về chất lượng dịch vụ, đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định 936/1999 và các văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, năng lực và hoạt động của hệ thống điều dưỡng phục hồi chức năng trên toàn quốc

Cấp quản lý:

Đơn vị chủ trì:

Lĩnh vực nghiên cứu:

Trạng thái: 
Kết thúc
Kinh phí đề tài: 
60 000 000.00