Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) có xu hướng ngày càng gia tăng. Trên 50% rối loạn tâm thần ở người trưởng thành khởi phát từ tuổi vị thành niên (VTN), do vậy việc thực hiện các can thiệp nhằm dự phòng và nâng cao SKTT ở mọi thời điểm trong cuộc đời, đặc biệt là can thiệp sớm ở VTN ngày càng trở nên quan trọng. 
Nhằm chia sẻ một số kết quả chính của nghiên cứu can thiệp về dự phòng và nâng cao SKTT ở VTN được Trường ĐHYTCC thực hiện trong khuôn khổ đề tài KH&CN do NAFOSTED tài trợ giai đoạn 2019-2023, buổi SHKH chủ đề “Can thiệp dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam: Hiệu quả và chi phí – hiệu quả” đã được tổ chức chiều nay (27/12/2023) tại Trường ĐHYTCC.


 

Tham dự buổi SHKH có PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương- Phó Hiệu trưởng, TS. Lã Linh Nga - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý- Giáo dục, cán bộ, giảng viên và đại diện học viên, sinh viên Nhà trường.
Đại biểu tham dự buổi SHKH đã được nghe các bài trình bày về (1) giới thiệu can thiệp dự phòng và nâng cao SKTT VTN trong trường học theo mô hình RAP; (2) một số kết quả của chương trình can thiệp; và (3) cung cấp bằng chứng chi phí – hiệu quả của can thiệp trong bối cảnh Việt Nam.
Các câu hỏi thảo luận được trao đổi tại buổi SHKH nhằm mong muốn hướng đến ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để mở rộng chương trình can thiệp dự phòng SKTT phổ quát và trường học, lồng ghép với các chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho học sinh trên toàn quốc.

Một số hình ảnh tại buổi SHKH:

 

none