Ngày 30 tháng 9 năm 2020, Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Ủy ban dân tộc, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Trung tâm nghiên cứu Phát triển Y tế cộng đồng tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay- chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Hoàng Văn Minh, đơn vị chủ trì: Trường Đại học Y tế công cộng. Đề tài thực hiện từ tháng 04/2018 đến tháng 9/2020.

Đến dự hội thảo có TS. Phan Văn Hùng – Nguyên Phó Chủ nhiệm, Thứ Trưởng Ủy Ban Dân tộc, TS. Nguyễn Cao Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc, GS. TS. Bùi Thị Thu Hà, Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y tế công cộng và hơn 50 quý  đại biểu, các chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm, thành viên nhóm nghiên cứu đề tài của Trường Đại học Y tế công cộng.

TS. Phan Văn Hùng – Nguyên Phó Chủ nhiệm, Thứ Trưởng Ủy Ban Dân tộc

TS. Nguyễn Cao Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc

Tại Hội thảo, GS Hoàng Văn Minh- Chủ nhiệm đề tài, đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày 6 giải pháp cơ bản và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta đến năm 2030. Hội thảo thu hút được sự trao đổi tích cực từ phía các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu tham dự.

GS.TS. Hoàng Văn Minh- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng- Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại Hội thảo

Sau hơn 2 năm triển khai nghiên cứu, đề tài đã xuất bản được 05 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus và 5 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước. Ngoài các bài báo được công bố, đề tài có rất nhiều sản phẩm khác bao gồm báo cáo tổng hợp đề tài, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị, 12 báo cáo chuyên đề, 01 sách chuyên khảo. Đề tài có 3 sản phẩm đào tạo bao gồm 01 nghiên cứu sinh và 02 học viên cao học.

53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước), tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% cả nước. Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản và các dịch vụ y tế ở mức rất thấp so với bình quân chung của cả nước, đặc biệt các chỉ số sức khỏe và chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Từ 1986 đến nay, Đảng và nhà nước đã xây dựng, ban hành và triển khai nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và các chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện về kết quả, hiệu quả và tác động của chính sách chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, kết quả nghiên cứu đề tài là bằng chứng khoa học làm căn cứ để xây dựng, bổ sung hoàn thiện chiến lược và hệ thống chính sách phát trển vùng dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách về chăm sóc sức khỏe.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Nguồn: Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ

none