1. Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán và can thiệp sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
- Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Bùi Thị Thu Hà
- Các thành viên chính tham gia : PGS.TS. Hoàng Văn Minh, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hương, PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh, PGS.TS. Lê Thị Minh Hương, PGS.TS. Phạm Trung Kiên, ThS. Lê Thị Vui, TS. Thành Ngọc Minh, ThS. Phạm Văn Đếm, ThS. Trương Quang Tiến, ThS. Nguyễn Thái Quỳnh Chi, ThS. Trần Tuấn Anh, ThS. Đoàn Thị Thùy Dương, TS. Dương Minh Đức, TS. Đỗ Chí Hùng, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, ThS. Nguyễn Mai Hương, ThS. Hồ Anh Tuấn.
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y tế công cộng
- Mục tiêu:
  • Mục tiêu 1: Đánh giá đặc điểm dịch tễ học rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
  • Mục tiêu 2: Xây dựng quy trình chẩn đoán và cam thiệp sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
  • Mục tiêu 3: Xây dựng mô hình quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
- Các nội dung nghiên cứu chính 
  • Nội dung 1: Điều tra đặc điểm dịch tễ học rối loạn tự kỷ trẻ em tại cộng đồng.
  • Nội dung 2:  Xây dựng quy trình chẩn đoán sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
  • Nội dung 3Xây dựng quy trình can thiệp sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
  • Nội dung 4: Xây dựng mô hình quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
- Các sản phẩm chính 
  • Báo cáo đặc điểm dịch tễ học rối loạn tự kỷ ở trẻ em trong độ tuổi 18-30 tháng tại cộng đồng
  • Báo cáo phân tích và xác định yếu tố kinh tế xã hội và môi trường có liên quan tới thực trạng rối loạn tự kỷ ở trẻ em
  • Báo cáo đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ em có chỉnh sửa M Chat 23 tại cộng đồng
  • Quy trình chẩn đoán sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em và bộ tài liệu chuyên môn về chẩn đoán sớm cho các tuyến
  • Quy trình can thiệp sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em, bộ tài liệu chuyên môn về can thiệp sớm cho các tuyến, tài liệu truyền thông
  • Mô hình quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng, bộ tài liệu đào tạo về tổ chức thực hiện và giám sát mô hình quản lýrối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
  • Bộ tài liệu truyền thông
  • Báo cáo kết quản mô hình quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng: Báo cáo thay đổi trong hệ thống về chẩn đoán sớm, can thiệp sớm và rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng động, Báo cáo sự thay đổi KAP của cha mẹ, cán bộ y tế và giáo viên về chẩn đoán sớm, can thiệp sớm, Báo cáo về tính phù hợp và khả thi của mô hình rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng
  • 01 bài báo quốc tế
  • 05 bài báo trong nước
  • 02 thạc sĩ  YTCC được đào tạo
  • 01 tiến sĩ YTCC được đào tạo
- Thời gian thực hiện: từ tháng 10/năm 2016 đến tháng 10/năm 2019
- Tổng số kinh phí thực hiện, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước 
  • Tổng kinh phí thực hiện6.600 triệu đồng
  • Kinh phí từ ngân sách nhà nước6.600 triệu đồng
- Các đơn vị phối hợp thực hiện: Trường ĐHYTCC, Viện Nhi TW, Khoa Y - Đại học Quốc gia, Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế Hòa Bình, Sở Y tế Thái Bình, Sở Y tế Quảng Nam, Sở Y tế Kon Tum, Sở Y tế Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Tháp
- Kết quả nghiệm thu: Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Xuất sắc
 
2. Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng vùng biên giới Tây Nguyên và chuyển giao công nghệ để sử dụng nguồn dược liệu bản địa tạo sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu.
- Chủ nhiệm đề tài:GS. TS. Phạm Gia Khánh
- Các thành viên chính tham gia : PGS.TS. Nguyễn Văn Ba, GS.TS. Bùi Thị Thu Hà, PGS.TS. Hoàng văn Minh, PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh, PGS.TS. Phạm Trí Dũng, ThS. Nguyễn Văn Chuyên, PGS.TS. Vũ Bình Dương, TS. Chử Văn Mến, TS. Vũ Tuấn Anh, 
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y tế công cộng
- Mục tiêu:
  • Mục tiêu 1: Xác định mô hình bệnh tật và giải pháp tăng cường năng lựcbảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng vùng biên giới Tây Nguyên do tác động của di, biến động dân số và hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan.
  • Mục tiêu 2: Xây dựng quy trình chuyển giao công nghệ tạo sản phẩm hàng hóa từ nguồn dược liệu bản địa, góp phần xóa đói giảm nghèo đảm bảo an ninh biên giới.
- Các nội dung nghiên cứu chính 
  • Nội dung 1: Nghiên cứu thực trạng di biến động dân cư, mô hình bệnh tật cộng đồng vùng biên giới Tây Nguyên.
  • Nội dung 2:  Phân tích mối liên quan giữa bệnh dịch với hội nhập vùng biên giới và các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan
  • Nội dung 3: Giải pháp nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng các dân tộc biên giới Tây Nguyên 
  • Nội dung 4: Xây dựng quy trình chuyển giao công nghệ và tạo ra sản phẩm hàng hóa: nguyên liệu làm thuốc và thực phẩm chức năng từ dược liệu bản địa
- Các sản phẩm chính 
  • Báo cáo thực trạng di biến động dân cư, mô hình bệnh tật cộng đồng vùng biên giới Tây Nguyên
  • Báo cáo về mối liên quan giữa bệnh dịch với hội nhập vùng biên giới và các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan
  • Giải pháp nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng các dân tộc biên giới Tây Nguyên 
  • Quy trình bào chế cao Chống say nóng
  • Quy trình bào chế cao chống Đột quy
  • Quy trình bào chế viên nang cứng Đột quỵ (Craton)
  • Quy trình bào chế viên nang cứng Kardi Q10
  • Quy trình bào chế viên nang cứng COOLSUN
  • Quy trình bào chế trà túi lọc Crakontum
  • Quy trình bào chế trà túi lọc CynaKontum
  • TCCS cao Chống say nóng định chuẩn
  • TCCS cao Chống đột quỵ định chuẩn
  • TCCS viên nang Đột quỵ (Craton)
  • TCCS viên nang Kardi Q10
  • TCCS viên nang COOLSUN
  • TCCS trà túi lọc Crakontum
  • TCCS trà túi lọc CynaKontum
  • Chuyên đề tiêu chuẩn hóa dược liệu đầu vào bào chế các cao định chuẩn 
  • Chuyên đề Xây dựng quy trình bào chế cao Chống say nóng định chuẩn
  • Chuyên đề Xây dựng quy trình bào chế cao Chống đột quỵ định chuẩn
  • Chuyên đề Xây dựng TCCS cao Chống say nóng định chuẩn
  • Chuyên đề Xây dựng TCCS cao Chống đột quỵ định chuẩn
  • Chuyên đề Đánh giá tính an toàn của các cao định chuẩn
  • Chuyên đề Đánh giá tác dụng chống say nóng của cao Chống say nóng định chuẩn trên động vật thực nghiệm
  • Chuyên đề Đánh giá tác dụng chống đột quỵ của cao đột quỵ định chuẩn trên động vật thực nghiệm
  • Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu độ ổn định của các cao định chuẩn 
  • Chuyên đề xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nang cứng Đột quỵ (Craton)
  • Chuyên đề xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nang cứng Kardi Q10
  • Chuyên đề xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nang cứng COOLSUN
  • Chuyên đề xây dựng công thức và quy trình bào chế trà túi lọc Crakontum
  • Chuyên đề xây dựng công thức và quy trình bào chế trà túi lọc CynaKontum
  • Chuyên đề nghiên cứu kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nang Đột quỵ (Craton)
  • Chuyên đề nghiên cứu kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nang Kardi Q10
  • Chuyên đề nghiên cứu kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nang COOLSUN
  • Chuyên đề nghiên cứu kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của chè túi lọc Crakontum
  • Chuyên đề nghiên cứu kiểm nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của chè túi lọc CynaKontum
  • Chuyên đề đánh giá độ ổn định của viên nang Đột quỵ (Craton)
  • Chuyên đề đánh giá độ ổn định của viên nang Kardi say nóng, sau nắng
  • Chuyên đề đánh giá độ ổn định của viên nang Kardi Q10
  • Chuyên đề đánh giá độ ổn định của chè túi lọc Crakontum
  • Chuyên đề đánh giá độ ổn định của chè túi lọc CynaKontum
  • Chuyên đề đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của chế phẩm Đột quỵ
  • Chuyên đề đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của chế phẩm Kardi Q10
  • Chuyên đề đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của chế phẩm COOLSUN
  • Chuyên đề đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của chế phẩm Crakontum
  • Chuyên đề đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của chế phẩm CynaKontum
  • 05 bài báo trong nước
  • 01 bài báo quốc tế
  • 02 thạc sĩ Y dược học
  • 01 tiến sĩ Y dược học
- Thời gian thực hiện: từ tháng 12/năm 2016 đến tháng 12/năm 2019
- Tổng số kinh phí thực hiện, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước 
  • Tổng kinh phí thực hiện11.990 triệu đồng
  • Kinh phí từ ngân sách nhà nước11.990 triệu đồng
- Kết quả nghiệm thu: Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Xuất sắc
 
3. Tên đề tài: Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Văn Minh
- Các thành viên chính tham gia : Ths. Đoàn Thị Thùy Dương; PGS. TS Nguyễn Thanh Hà; TS. Lê Thị Hải Hà; TS. Nguyễn Đức Thành; ThS. Nguyễn Minh Hoàng; ThS. Nguyễn Thị Nga; PGS.TS. Trần Trung; PGS.TS. Nguyễn Văn Minh; TS. Phan Hồng Vân
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y tế công cộng
- Mục tiêu chung: Đề tài đánh giá hiệu quả, kết quả và tác động của các chính sách chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở đó, đề tài xác định các vấn đề cơ bản và cấp bách về thực trạng sức khoẻ và CSSK cho đồng bào DTTS hiện nay và đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách CSSK cho đồng bào DTTS đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể
  • Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSSK cho đồng bào DTTS ở Việt Nam và trên thế giới; xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về tình trạng sức khỏe và CSSK cho người DTTS.
  • Mục tiêu 2: Phân tích kinh nghiệm quốc tế về các mô hình, chính sách CSSK cho đồng bào DTTS có thể áp dụng cho vùng DTTS tại Việt Nam.
  • Mục tiêu 3: Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách CSSK cho đồng bào DTTS tại Việt nam từ năm 1986 đến nay.
  • Mục tiêu 4: Đánh giá tình trạng sức khỏe và CSSK cho đồng bào DTTS ở Việt Nam.
  • Mục tiêu 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và CSSK cho đồng bào DTTS
  • Mục tiêu 6: Nhận diện và dự báo các vấn đề cơ bản và cấp bách về sức khỏe và CSSK cho đồng bào DTTS ở nước ta, cần ưu tiên giải quyết trong giai đoạn 2020 - 2030.
  • Mục tiêu 7: Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác CSSK cho đồng bào DTTS ở nước ta đến năm 2030.
- Các nội dung nghiên cứu chính 
Nội dung 1Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận và các nghiên cứu trong nước từ năm 1986 đến nay và quốc tế về thực trạng sức khoẻ và CSSK cho đồng bào DTTS và các yếu tố ảnh hưởng.
Nội dung 2:  Phân tích các chiến lược chính sách có hiệu quả của một số nước trên thế giới và trong khu vực (tập trung vào một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Philipin) có thể áp dụng cho đồng bào DTTS Việt Nam.
Nội dung 3Hệ thống hóa và phân loại chính sách CSSK cho đồng bào DTTS ở Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.
Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả, kết quả và tác động của nhóm chính sách về phát triển nhân lực y tế thực hiện CSSK cho đồng bào DTTS từ năm 1986 đến nay và một số yếu tố ảnh hưởng.
Nội dung 5:  Đánh giá hiệu quả, kết quả và tác động về tài chính y tế trong CSSK cho đồng bào DTTS từ năm 1986 đến nay và một số yếu tố ảnh hưởng.
Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả, kết quả và tác động của dược, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, và thông tin y tế trong CSSK cho đồng bào DTTS ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay và một số yếu tố ảnh hưởng.
Nội dung 7: Đánh giá tình trạng sức khỏe, CSSK và một số yếu tố ảnh hưởng của một số đồng bào DTTS ở Miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nội dung 8: Đánh giá tình trạng sức khỏe, CSSK và một số yếu tố ảnh hưởng của một số đồng bào DTTS ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam.
Nội dung 9: Đánh giá tình trạng sức khỏe, CSSK và một số yếu tố ảnh hưởng của một số đồng bào DTTS ở Tây Nguyên Việt Nam.
Nội dung 10: Đánh giá tình trạng sức khỏe, CSSK và một số yếu tố ảnh hưởng của một số đồng bào DTTS ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung 11: Nhận diện các vấn đề cơ bản, cấp bách về thực trạng sức khoẻ và CSSK của đồng bào DTTS và dự báo các vấn đề cơ bản và cấp bách đến năm 2030
Nội dung 12: Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác CSSK cho đồng bào DTTS ở nước ta đến năm 2030.
- Các sản phẩm chính 
  • Báo cáo Tổng hợp.
  • Báo cáo tóm tắt.
  • Báo cáo kiến nghị.
  • Bộ dữ liệu về các tài liệu, thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài
  • 02 bài báo trên Tạp chí chuyên ngành.
  • 01 bài báo nước ngoài
  • Hỗ trợ đào tạo 02 thạc sĩ và 01 nghiên cứu sinh.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 4/năm 2018 đến tháng 10/năm 2020
- Tổng số kinh phí thực hiện, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước 
  • Tổng kinh phí thực hiện3.680 triệu đồng
  • Kinh phí từ ngân sách nhà nước3.680 triệu đồng
- Kết quả nghiệm thu: Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Xuất sắc